Chuyển đến nội dung chính

Blog Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Mình muốn viết bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh này khá lâu rồi. Từ ngày qua Úc sống và đi học mới phát hiện ra trước giờ tiếng Anh của mình phát âm sai khá nhiều. Mình được điểm nhất đó là rất tự tin trong giao tiếp (Mặc dù giờ biết mình vẫn luôn nói sai những âm đó, không sao tự tin là được) 😅 Nội dung bài viết:    Lỗi phát âm đa số người Việt thường mắc p Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hải trong tiếng anh Cách khắc phục các lỗi   Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả Trước tiên, mình muốn chia sẻ về các lỗi sai mà mình thường mắc phải khi mình còn ở Việt Nam (và hiện tại nếu không chú ý). Hy vọng khi bạn đọc tới có thể tự phát hiện ra liệu mình có phát âm sai như mình hay không? Sau đó, mình sẽ chia sẻ cách mình cải thiện những âm tiết đó như thế nào? Bạn cũng có thể quan tâm tới bài viết mình chia sẻ về cách học tiếng anh ở phần 2 này:  Chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng anh giao tiếp #1. Lỗi mà mình và đa số người Việt chúng mình thường...

Cuộc Sống Bên Úc với người mới Định Cư

Cuộc Sống Bên Úc với người mới định cư

Bài viết này là bài viết đầu tiên mà mình chia sẻ Quan Điểm của mình (Bài viết mang tính chất cá nhân nhiều nên mình để tên riêng nhé) về cuộc sống bên Úc, cách nhìn còn chưa có nhiều kinh nghiệm, va vấp với cuộc sống bên này. 
Lúc đầu, Thu chỉ vạch ra các nội dung tiêu đề những điều mình muốn chia sẻ rồi sau này mới viết, nhưng mình quyết định viết lên ngay lúc này, để các bạn mới sang hoặc chuẩn bị sang có cách nhìn của một người mới nơi xứ người. Nếu để sau này mình mới viết chắc chắn cách nhìn và cách viết sẽ rất khác và có tính chủ quan sẽ không còn cảm nhận của sự bỡ ngỡ và non nớt. Vì vậy, nếu anh chị nào đã có bề dày kinh nghiệm khi đọc bài viết này chắc chắn sẽ thấy được sự còn non nớt của người viết.

Mình chia thành 'Hành Động' và 'Góc Nhìn' của bản thân, để thấy rõ được những điều đã làm và những điều mới cảm nhận.

1. 'Hành Động' của mình khi mới nhập cư qua Úc

Khi mới sang Úc, xác định là 'định cư' nên mình đã rất lo lắng trong những tuần đầu tiên mới sang. Bỡ ngỡ, lo mình sai, lo mình không biết, không biết liệu mình có hòa nhập được với cuộc sống mới bên này không? Hay, không biết liệu mình có thể trở thành một trong những con người đang sống, làm việc và học tập ở đây không?


Khi mới sang, mình đi ngoài đường, nhìn những người Châu Á (Những người mà theo mình là có tóc đen hoặc được nhuộm, dáng nhỏ mình đều quy về người Á Châu hết) họ thật tự tin, dù họ chỉ đi bộ thôi mình cũng đã rất ngưỡng mộ về sự tự tin của họ. Mình đã rất mong mình có thể được như vậy, đó là những điều mà mình mong muốn nhất trong một hai tuần đầu mới sang.
Sau hơn 2 tháng mình đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, ra đường thoải mái khi nói chuyện với mọi người, cười nói và bắt đầu có thể nói 'đùa' với mọi người.
Nếu những ngày đầu tôi sợ nhất là gọi điện thoại và nghe điện thoại của người bản địa thì giờ tôi đã tự tin lên tới 70% rồi, tức là vẫn 30% có khả năng không hiểu họ đang nói gì trong cái máy đó. 😊

Những việc mình đã làm để lấy được sự tự tin:
Mình vẫn còn nhớ trong phần trả lời ở chương trình AMEP mình đã trả lời câu hỏi là bạn muốn làm gì nhất khi bạn mới qua Úc sống? Mình có viết: "Tôi muốn mình tự tin là chính mình như sự tự tin của Tôi ở Việt Nam."

Để tự tin trong giao tiếp ở đây những điều mình đã, đang và sẽ làm từng ngày:
* Mình may mắn vì Chồng là người Úc, vợ chồng mình giao tiếp bằng tiếng anh ở nhà, có điều khác là trước kia khi ở Việt Nam mình có thể nói tiếng anh 'lởm' thế nào cũng được miễn là chồng có thể hiểu, vì sửa nhiều sẽ bị vợ 'Cáu'. Nhưng, từ khi gia đình mình sang Úc sống, mình có nhờ Chồng phải sửa tiếng anh cho mình mỗi khi phát âm chưa đúng.

* Điều tiếp theo mình cố gắng thực hiện là mình đọc sách hàng ngày. Mỗi ngày, mình sẽ dành ít nhất 20-30 phút để đọc sách, và cố gắng phát âm thành tiếng, cố gắng đoán nghĩa của từ mình chưa biết. Nếu có thời gian hoặc từ nào đó mình rất muốn biết nghĩa mình sẽ ghi lại và tra nghĩa của từ đó.

* Để khắc phục nỗi sợ khi phải nghe điện thoại, mình đã chủ động gọi điện cho bạn bè, chủ động gọi điện thoại hỏi thông tin khi mình muốn biết, nếu chưa hiểu mình sẽ luôn hỏi lại, hoặc họ nói quá nhanh mình luôn dùng từ: 'Could you please talk slower, I can not hear well on the phone' - Đại thể là bạn làm ơn nói chậm lại giúp tôi với, tôi không nghe được tốt trên điện thoại. Khi mình gọi điện hỏi như vậy cũng đồng nghĩa với việc, mình chấp nhận mình không biết hết được các thông tin mà mình cần hỏi. Phải tìm hiểu thêm qua mạng hoặc nếu được mình đến tận nơi để gặp và nói chuyện. Cái mà mình đạt được là sự tự tin.
Lần đầu gọi điện, mình căng thẳng lắm, trống ngực đâp mạnh, rồi hít thở nhiều lần mới dám bấm số gọi. Lần hai, thấy đỡ hơn, gọi tới lần thứ 4 là mình hết cảm giác sợ run, những lần tiếp theo thì chỉ nghĩ bình thường thôi. Cứ gọi, nghe được thì trả lời, không nghe được thì hỏi lại.
 Từ việc vượt qua được nỗi sợ khi nghe điện thoại này, mình có bài học riêng cho mình, nếu sợ thì phải làm được lần đầu, lần hai, cứ thực tập tới lần thứ 3 là không còn cảm giác sợ nữa đâu, quan trọng nhất là phải vượt qua được chính bản thân mình.
Khi mình ở đây, mình tự cho phép mình được ngu ngơ, tự cho phép mình học lại từ đầu, và tự cho phép mình sai mà không thấy xấu hổ (đó là mình đang thương lượng với bản thân để không ép mình quá sức). Mình không sợ họ đánh giá mình thế nào, vì mình đã đặt mục tiêu rất rõ, mình là người mới ở bên này, hãy cho phép mình lại là đứa trẻ, cho phép mình trở thành cô gái từ quê ra thành phố cách đây 20 năm về trước.

Đó là cách làm của riêng bản thân mình, còn bạn hãy chọn cho cách riêng của mình. Miễn sao bạn thấy vui vẻ và không bị quá áp lực là được.

2. Góc Nhìn của mình khi bắt đầu cuộc sống mới

Va chạm cuộc sống của mình bên này còn chưa có gì, cũng chỉ là đến trường đại học để hỏi thông tin đầu vào, đi phỏng vấn ở chương trình AMEP, những buổi tới Câu lạc bộ Tiếng Anh ở thư viện, gặp mặt bạn bè của gia đình.

Những người bạn ở Câu Lạc Bộ:
Những người mà tôi gặp thường là những người đến từ Philippines, Malaysia, Taiwan, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản.
Những người bạn ở đây thường là những người đã về hưu, những người không đi làm chủ yếu là ở nhà chăm sóc gia đình, chồng con vì có rất nhiều chị đi theo chồng làm dự án, công tác bên Úc. Hoặc có những người muốn đi làm nhưng lại không xin được việc do trình độ Tiếng Anh chưa tốt, hoặc xin việc làm từ công việc lao động chân tay do sức khỏe nên ở nhà làm nội trợ...
Nhưng mình có thể thấy rõ là mọi người đều bị kéo lại bởi trình độ tiếng Anh nên không thể xin được việc làm phù hợp.

Có một chị bạn nói rằng, khi ở Việt Nam chị làm công việc rất tốt, là chuyên gia tư vấn (chính xác là gì thì mình không có hỏi). Để được định cư Úc chị phải thi tiếng anh IELTS 6.5. Tuy nhiên, khi đi xin việc chị không xin được công việc làm phù hợp vì những gì chị nói thì chị sợ sẽ bị sai, sợ rằng trình độ của mình chưa tốt nên tới giờ sau gần 10 năm chị vẫn ở nhà làm nội trợ và tới câu lạc bộ tiếng anh hàng tuần.

Hoặc có chị bạn người Hàn Quốc nói rằng, chị muốn đi làm nhưng trình độ tiếng anh không được tốt nên chị ở nhà, nửa năm sống bên Úc và nửa năm sống bên Hàn. Qua những buổi nói chuyện thì có thể thấy rằng, cuộc sống của cả hai chị mà mình nói trên mình đều cảm thấy các chị không hạnh phúc, điều mà rất dễ dàng nhận ra.

Những người về hưu, hay những người đi theo chồng công tác thì hoàn toàn ngược lại các chị vui vẻ hơn nhiều, có một chị người Tây Ban Nha cũng mới sang tới chừng 4 tháng. Tuy nhiên, chị bắt đầu tìm hiểu để tham gia học các lớp học tiếng anh để nâng cao trình độ. Hoặc, một chị người Nga đã tìm được công việc ở Mc Donald, và chị vẫn tới trường học ở TAFE để nâng cao kiến thức và trình độ tiếng anh mục đích của chị để sau này xin được công việc tốt hơn, chị không hề nản lòng mặc dù một mình chị chăm sóc cho hai con.

Khi mình hỏi hai chị ở trên tại sao không đi học thêm hoặc làm công việc thấp hơn cũng được, cố gắng thời gian rồi mình tìm việc cao hơn để làm? Chị người Việt mình nói rằng, do sức khỏe không tốt để làm việc chân tay hoặc do đi học lên phải trả tiền tới 10.000$. Còn chị người Hàn thì trả lời răng nhiều tuổi rồi học không nổi vv...

Mình nhận ra rằng nếu người luôn có lý do để biện hộ thì sẽ mãi ở một vị trí như vậy, và họ sẽ không hạnh phúc nếu họ không thay đổi. (Ở đây mình không đánh giá ai hết mà chỉ đưa ra cái nhìn khách quan. Đối với mình, ai cũng có quyết định riêng của mình, miễn sao họ hạnh phúc và vui vẻ thì mình luôn thấy điều họ làm là điều tuyệt vời, còn nếu họ không hạnh phúc thì mình cho rằng họ đang lựa chọn chưa đúng).

'Nếu họ không hạnh phúc thì họ nên thay đổi, nếu không họ sẽ suốt ngày phàn nàn và sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc' điều này mình khẳng định, vì mình cũng là người có chút biến cố nên cũng có sự từng trải, có may mắn gặp được nhiều người và cũng đã thấy kết quả từ những người bạn mà mình đã gặp. Hoặc ngay chính bản thân mình cũng đã thay đổi để có mình của ngày hôm nay 😁.

Nếu bạn không thấy hạnh phúc với cuộc sống, lựa chọn hiện tại, hãy chuẩn bị cho sự thay đổi tiếp theo, và hãy 'dám' thay đổi. Mình dùng thêm từ 'chuẩn bị' ở đây vì mình cho rằng những người trưởng thành luôn có những kinh nghiệm của riêng mình, mỗi lần thay đổi là cần có về tài chính và áp lực tinh thần, vì vẫy hãy 'chuẩn bị' để thay đổi và sẵn sàng cho cơ hội.

Những điều mình đã làm từ khi đặt chân tới nước Úc

Mình và Chồng đã vạch cho mình một kế hoạch cho thời gian sắp tới, và đã chuẩn bị cho bước thay đổi của gia đình. Gia đình mình may mắn vì đã có sự chuẩn bị về tài chính, và cùng thống nhất 3-4 năm đầu khi mới sang mình sẽ đi học để nâng cao trình độ (cả tiếng anh lẫn chuyên môn) cũng như học lên đại học để có bằng đại học ở Úc như vậy sẽ dễ dàng hơn cho công việc sau này, cũng đặt kế hoạch rõ theo từng năm.
Chưa thể nói trước được điều gì, nhưng vợ chồng mình đã vạch ra kế hoạch theo từng năm một và vài năm tiếp theo. Điều đó cũng giúp chính bản thân mình phải hứa với chính mình làm được như kế hoạch.

Khi mới sang mình cũng chưa biết phải học từ đâu, nếu vào thẳng đại học tức là mình phải có điểm IELTS 6.5 và tất cả các môn không môn nào dưới 6. Cái này chắc chắn là mình chưa làm được ngay, vì khi ở Việt Nam việc chính của mình là kinh doanh, tiếng anh học ngoại ngữ ra nhưng thực tình 4-5 năm không viết nhiều nên quên đi rất nhiều. Nên nếu muốn đạt được điểm như vậy chắc chắn phải dành ít nhất 6 tháng tới 1 năm để ngồi ôn lại.

Mình nghĩ sẽ có cách khác để học, nên mình hẹn gặp các tư vấn viên ở các trường Đại Học ở Brisbane để hỏi thêm thông tin, cũng mất khoảng 3 tuần để đi học đầy đủ thông tin và tìm hiểu thông tin trên mạng internet. Cuối cùng mình cũng đã xác định được hướng đi của mình cho sự nghiệp học hành. 😇
Mình sẽ bắt đầu từ AMEP tại TAFE và sau đó đi tiếp tới DIPLOMA cũng ở TAFE và rồi Đại Học. Cách đi này sẽ chậm hơn, nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn vì trong thời gian đi học mình cũng có thể đi làm được, khi đó mình sẽ có cách nhìn chính xác hơn và biết mình muốn gì tiếp theo, hiểu được sự 'vận hành' ở nơi này.

Mỗi ngày trôi qua mình đều cảm thấy biết ơn và may mắn, mỗi ngày qua đi là thấy mình một trưởng thành.












Nhận xét