Chuyển đến nội dung chính

Blog Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh

Mình muốn viết bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh này khá lâu rồi. Từ ngày qua Úc sống và đi học mới phát hiện ra trước giờ tiếng Anh của mình phát âm sai khá nhiều. Mình được điểm nhất đó là rất tự tin trong giao tiếp (Mặc dù giờ biết mình vẫn luôn nói sai những âm đó, không sao tự tin là được) 😅 Nội dung bài viết:    Lỗi phát âm đa số người Việt thường mắc p Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hải trong tiếng anh Cách khắc phục các lỗi   Kinh nghiệm học từ vựng tiếng anh hiệu quả Trước tiên, mình muốn chia sẻ về các lỗi sai mà mình thường mắc phải khi mình còn ở Việt Nam (và hiện tại nếu không chú ý). Hy vọng khi bạn đọc tới có thể tự phát hiện ra liệu mình có phát âm sai như mình hay không? Sau đó, mình sẽ chia sẻ cách mình cải thiện những âm tiết đó như thế nào? Bạn cũng có thể quan tâm tới bài viết mình chia sẻ về cách học tiếng anh ở phần 2 này:  Chia sẻ kinh nghiệm tự học tiếng anh giao tiếp #1. Lỗi mà mình và đa số người Việt chúng mình thường phát âm sai: Tr

Phân Biệt Chủng Tộc?

Phân biệt chủng tộc ở Việt Nam có không?

Tuần vừa rồi là tuần mà nhiều hoạt động được tổ chức để chống phân biệt chủng tộc ở trên đất Úc, dựa theo phong trào biểu tình từ Mỹ do George Floyd một người Mỹ da màu vừa bị cảnh sát đè chết. Nên ở nhiều người nước đã có những cuộc biểu tình để chống lại nạn phân biệt 'chủng tộc'. Mình cũng có vài suy nghĩ về nạn phân biệt này từ chính kinh nghiệm của bản thân.

Góc nhìn về phân biệt chủng tộc:

Khi đủ hiểu biết, ra thành phố đi học, mình chưa bao giờ nghĩ đến cụm từ này, chỉ đơn giản là sự phân biệt giữa thành phố hoặc nhà quê. Hoặc, nghĩ rằng phân biệt chủng tộc là điều gì đó rất xa vời, vì ở Việt Nam mình mọi người đều yêu thương, hòa đồng với tất cả mọi người trong nước, luôn luôn có trong đầu cụm từ '54 dân tộc anh em"... Nếu bị bạn nào ở Hà Nội nói câu "ui, cái con nhà quê" luôn nghĩ, vâng mình con nhà quê thật, kệ chứ.
Khi lấy chồng và chuyển vào Đà Nẵng sinh sống bắt đầu mường tượng được ở đâu đó có chữ phân biệt ở đây. Nhưng chữ 'Chủng Tộc' chưa bao giờ được định hình trong đầu. Luôn nghĩ rằng, "ồ do mình khác, do mình lấy chồng là người nước ngoài..." nên mọi người nhìn mình khác vậy. Khi xây nhà, khi đặt dịch vụ cho khách, khi đi chơi vẫn thấy có gì đó khác khác với một số người khi thấy mình, khi nghe giọng mình nói... Vẫn nghĩ 'mình chắc chưa biết cách ứng xử của mình nên chắc bị mọi người hiểu lầm'. Vì số người như vậy rất ít, chỉ vài người nên thôi kệ...

Tới khi xẩy ra những tình huống không mong muốn, như khi xây nhà mình không phải là người sai, bên xây dựng chậm tiến độ, mình chấp nhận, cho chậm tới cả tháng, thì cũng đành chịu, nhưng thợ không hài lòng vì mình nổi nóng, họ chửi: "con bắc kỳ, bọn dân bắc ghê gớm", họ không chửi "cái con đấy ghê gớm" mà gom chữ 'bắc kỳ' vào. Vâng, thì vì thợ họ cục tính, bỏ qua đi.
Tơi lúc anh lái xe đưa khách đi thăm quan, đến chậm gần 30 phút để khách đợi, không thông báo, khi tui hỏi thì anh bắt đầu nổi khùng chửi: "Bọn Bắc Kỳ vô đây kiếm ăn đừng có láo"... Ủa, tui có sai không kìa? Nhưng được chửi vậy đóa 😅.
Vâng, sau hai lần ăn chửi vậy, mình bắt đầu hiểu vấn đề... vậy là bắt đầu học nói chuyện, dùng nhiều từ địa phương hơn, để mọi người dễ chấp nhận mình hơn. Tui cũng không chờ họ thay đổi, vì mình muốn thay đổi bản thân trước... vì trong đầu nghĩ, họ chửi mồm gần tai, họ chửi họ nghe, họ mang cái bực vô người, mình siêu lắm thì không để nó ảnh hưởng, nhưng ít nhiều vẫn bị, vậy nên thôi kệ, mình thay đổi đỡ bị nghe.
Một lần, khi đọc các tin chia sẻ về sự phân biệt giữa ba miền, thấy rất nhiều bạn vào chửi và dùng từ 'bọn bắc kỳ, bọn miền trung, bọn nam kỳ, bọn cộng sản, bọn ngụy" tui không hiểu, những con người này sao lại dùng những từ vậy với nhau? Hôm vừa rồi, trên face trong list bạn bè thấy có chị đăng trạng thái đại thể "hãy nhìn lại mình đi, chưa biết ai hơn ai, đừng cứ động cái là chửi cái con dân tộc'... Vậy phải chăng ở ngay trên đất nước Việt Nam chúng ta, vô hình chung chỉ những câu nói vô tình của mọi người cũng đã khiến mọi người trở nên ngăn cách? Vẫn biết là có sự khác biệt, nhưng đừng lạm dụng từ quá có được hơm? 
Mong rằng, những điều này sẽ không bao giờ đi quá xa như bên Mỹ giữa người 'da màu và da trắng' hoặc như bên Úc giữa người 'bản địa với người da trắng'.
Đối với mình, nếu không thích ai đó vì lý do gì đó, mình không quy chụp tỉnh thành hoặc vùng miền. Chỉ nói đúng người đó. Chỉ là một câu nói, hoặc một con chữ có thể tạo nên sự khác biệt. 
Ví dụ đơn giản như khi người Việt chúng mình gọi người nước ngoài trong chữ 'người nước ngoài' đã có chữ 'ngoài'. Vì vậy, nhiều khi những người muốn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, họ cảm thấy sẽ không bao giờ được chấp nhận, vì vô tình chúng ta luôn dùng chữ 'foreigner' khi mình nói về họ. Mình may mắn biết điều này vì vài người bạn thân và chính chồng mình cũng đã nói về cảm nhận của họ.
Chúng ta luôn dùng chữ 'foreigner', mình hiểu mọi người không cố tình, chỉ là không biết, nên vô tình tạo cho người khác có cảm nhận vậy. Khi mình biết, chính bản thân mình tự thanh đổi trước, nên sẽ dùng từ thay thế như 'Westerner' hoặc gọi tên nước họ như Singaporean, Maylaysian... khi nói chuyện với những người bạn,hoặc những vị khách du lịch (vì mình từng làm bên du lịch, tổ chức tour và đặt dịch vụ cho người nước ngoài vào du lịch ở Việt Nam).
Đấy, chỉ môt câu chữ thôi, cũng khiến tạo ra khoảng cách, nếu như người nào cũng nói ra cảm nghĩ của họ khi mình gọi họ là "foreigner" thì chắc chắn sẽ có nhiều người biết để tránh và không dùng từ đó nữa (có thể do họ ngại hoặc do quá lịch sự).Thực tế là tiếng Anh của chúng mình là ngôn ngữ thứ 2 và không được dạy vầy nên đâu có hiểu sâu tới vầy😁? 
Mình biết được điều này, nên khi dạy tiếng Anh (cho con, hoặc cháu), hoặc khi tham gia vào câu lạc bộ tiếng Anh, hay đơn giản chỉ là khi nói chuyện với những người bạn biết tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh...có cơ hội là mình nhắc để họ lưu ý và sử dụng từ cho chuẩn 💪.

Góc nhìn từ bên ngoài.

Mình sẽ không hiểu hết được cuộc sống ở hải ngoại là như thế nào cho tới khi thực sự trải nghiệm. Bản thân mình luôn biết, không có gì luôn là màu hồng. Cũng may mắn do tính chất công việc, gặp và tiếp xúc với nhiều người đến từ nhiều nơi trên thế giới, có những người bạn sống tại Việt Nam, và cũng từ chính chồng nên cũng hiểu được nhiều, biết được thực tế hai mặt.
Nhưng khi sang, vẫn shock (sốc) phần nào đó về văn hóa, cách sống và cả ngôn ngữ. Khi sống ở nước khác, mình càng hiểu và khâm phục những người Việt xa xứ và có thể xây dựng được cuộc sống của họ ở nơi mới.
Nói về phân biệt ở bên này, may mắn là chưa gặp người nào thể hiện sự phân biệt với mình... Nhưng, không biết vô tình hay cố ý, có vài người bạn mình gặp nói những câu như: em không thích có bạn người Việt, hoặc mấy người châu Á lái xe ẩu, hoặc bọn Trung Quốc thế này, thế kia... Những câu nói này làm mình hơi chạnh lòng xíu và thấy buồn cho người đó. 
Buồn lòng xíu, vì mình là người châu Á, vì mình là người Việt Nam và vì người Việt và người Trung Quốc rất giống nhau những người không có cơ hội tiếp xúc với nhiều người từ nhiều nơi họ sẽ không biết được. Đây phải chăng cũng là sự vô tình tạo ra sự phân biệt? 
Buồn cho người nói, vì họ đã vô tình tạo ra rào cản ngăn cách, chỉ vì mặc định trong đầu họ không thích người từ đâu, mà vô tình có thể họ sẽ đánh mất đi những người bạn thực sự hiểu họ. 
Bạn Tui đó

Mọi thứ đều bắt đầu từ câu nói, vì vậy mong rằng mỗi người nên lựa chọn lời nói để tránh gây ra sự hiểu lầm. Người ở đâu cũng vậy, có người tốt và người không tốt, vì vậy khi không thích một người nào đó hãy dùng từ chỉ tới người đó đừng gom tất vào một rổ 😁.
Đôi khi, do khả năng ngôn ngữ của mình chưa tốt, nên nhiều lúc mình hiểu nhầm, mình từng như vậy, khi nghe một bạn của con kể khi cậu bé nói chuyện với một nhân viên bán vé xem phim người Châu Á: "Don't you speak English to me like that, your voice is terrible" - tạm dịch "Cô đừng nói tiếng Anh như thế, giọng cô nói thật kinh khủng" mới nghe tưởng cậu bé phân biệt người châu Á. Để chắc chắn mình nghĩ đúng hay sai, mình hỏi lại lý do sao lại nói vậy, cháu giải thích không phải do cháu bị bệnh ở tai nên cô ấy nói to quá, vì thế nên cháu nói vậy, mình chỉ giải thích lần sau cháu nên nói lý do như thế không sẽ tạo sự hiểu lầm, như vậy không tốt. Đấy, nếu mình không xác nhận lại, chắc chắn mình đã hiểu sai về cháu. Đối với mình, không vơ vào người, luôn xác nhận. Nếu khi xác nhận mà người ta nói vậy, mình chỉ nghĩ, "ồ, tội cho bạn này, bạn ấy bị vậy nên bạn ấy sẽ không hạnh phúc trọn vẹn đâu, chính bạn này đã tạo ra rào cản riêng cho mình, tạo cho chính mình một cảm giác ghét bên trong". Nghĩ vậy thôi là mình không ghét họ, mà chỉ thấy thương và cũng sẽ tránh xa họ vì mình không muốn nhận năng lượng tiêu cực đó.

Mình nhớ đọc đâu đó diễn viên Morgan Freeman người được biết đến là một diễn viên nổi tiếng ở Hollywood và đạt được rất nhiều giải thưởng danh giá đã từng nói trong chương trình truyền hình 60 phút: 
"I am going to stop calling you a white man and I'm going to ask you to stop calling me a black man"
Tạm dịch: "Tôi dừng gọi anh là người đàn ông da trắng và tôi muốn anh dừng gọi tôi là người đàn ông da đen" để chấm dứt được sự phân biệt giữa người da trắng và người da màu. Đấy, chỉ bắt đầu từ điều đơn giản, điều tốt đẹp sẽ đến và mình luôn tin vào câu "Reo nhân gì, gặt quả đó".  Nếu mình không phân biệt, thì sẽ không ai phân biệt mình hết, nếu họ có phân biệt mình cũng sẽ không nhận ra.

Nếu làm được, bản thân mình luôn tự mình thay đổi. Trước khi,nghĩ mình sẽ thay đổi người khác, vì nếu chính bản thân mình không tự thay đổi được thì sao hy vọng người khác có thể? Mình đọc đâu đó trong cuốn sách tâm lý học có nói, bộ não của con người siêu phàm lắm, nếu bạn nói bạn làm được, chắc chắn bằng cách nào đó bộ não sẽ gửi thông tin để điều khiển bạn đạt được kết quả đã đặt ra ở một mức độ nào đó.

Bài viết chỉ là quan điểm cá nhân, con người không ai hoàn hảo, tui hơm hoàn hảo nha cả nhà 😇. Vì không hoàn hảo nên mình luôn cố gắng học hỏi để hoàn thiện bản thân hơn. Có nhiều khuyết điểm lắm, bữa nay chưa nhận ra, nhưng bữa sau có khi nghĩ lại, ủa sao ngày xưa mình làm vậy kìa? Luôn cảm thấy biết ơn, vì mình đã nhận ra mình sai để biết sửa...


Nhận xét